Tin tức

Trách nhiệm của nhà đầu tư trong lĩnh vực đầu tư nhà ở xã hội

Đầu tư vào nhà ở xã hội hiện nay đang mở ra một cơ hội đặc biệt cho các nhà đầu tư bất động sản nhằm đạt được lợi nhuận bền vững trong khi đóng góp cho cộng đồng. Mô hình đầu tư này khác với hình thức đầu tư bất động sản truyền thống do có một quy trình khác biệt: các nhà đầu tư chuyển giao bất động sản cho đơn vị cung cấp nhà ở và đơn vị này sẽ phân phối nhà đất tới những cá nhân hoặc hộ gia đình đang có nhu cầu. Điều này có nghĩa rằng những người thuê nhà trực tiếp của nhà đầu tư là các đơn vị cung cấp nhà ở chứ không phải là các cư dân.

Thỏa thuận này chuyển giao cho đơn vị cung cấp nhà ở quyền quản lý bất động sản hàng ngày và trách nhiệm kết nối với người thuê nhà. Sự thỏa thuận cho thuê này còn mang tới sự tiếp cận đầu tư trực tiếp cho các nhà đầu tư, cho phép họ đóng góp vào phúc lợi cộng đồng mà không cần phải can dự phức tạp vào  khâu quản lý tài sản trực tiếp.

 

Vậy, thỏa thuận cho thuê là gì?

Thỏa thuận cho thuê nhà ở xã hội là một dạng hợp đồng nhằm củng cố mối quan hệ của bạn với bên cung cấp nhà ở. Tài liệu này vạch ra các điều khoản của việc làm, các khía cạnh tài chính của thỏa thuận, những trách nhiệm và quyền của cả hai bên liên quan về tính khả thi dài hạn trong việc đầu tư của bạn.

Điều khoản cho thuê sẽ xác định thời gian mà tài sản được cho thuê, với phạm vi từ một vài năm cho tới nhiều thập kỷ phụ thuộc vào thỏa thuận thuê nhà ở xã hội, đảm bảo cho bạn về tính lâu dài trong lợi nhuận đầu tư.

Trong thỏa thuận này, những điều khoản thuê nhà sẽ bao gồm số tiền cho thuê, lịch thanh toán cũng như các quy định dành cho việc điều chỉnh cho thuê để phù hợp với thị trường, bảo vệ lợi nhuận của nhà đầu tư.

Điều này đồng thời cũng chỉ ra nghĩa vụ của người thuê nhà và chủ nhà, làm rõ ai là người có trách nhiệm trong việc bảo trì tài sản, sửa chữa và tuân thủ các quy định về nhà ở.

 

Trách nhiệm của nhà đầu tư

Là chủ sở hữu nhà ở xã hội, vai trò của bạn trong thỏa thuận cho thuê, dù ít ảnh hưởng hơn so với các chủ nhà truyền thống, thì vẫn rất cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và ổn định đầu tư của bạn. Trong khi các nhà cung cấp nhà ở chịu trách nhiệm quản lý tài sản hàng ngày thì với vai trò là một nhà đầu tư, sự cam kết của bạn trong thỏa thuận cho thuê thể hiện ở sự giám sát và quản lý chiến lược chứ không cần phải can thiệp trực tiếp. Cuối cùng, bạn có trách nhiệm đảm bảo các điều khoản hợp đồng được đáp ứng và tài sản vẫn tạo ra lợi nhuận.

  • Giám sát: Mặc dù những nhà cung cấp nhà ở chịu trách nhiệm quản lý tài sản của bạn, bạn vẫn nên kiểm tra định kỳ với bên cung ứng nhà ở và tuân thủ những nguyên tắc mà họ đưa ra.Thường xuyên kiểm tra những báo cáo quản lý cũng như các số liệu về hiệu suất sẽ đảm bảo bên cung ứng tiếp tục duy trì hợp đồng cho thuê của họ.
  • Lên kế hoạch chiến lược: Giống như bất kỳ thị trường bất động sản nào, thị trường nhà ở xã hội cũng có thể thay đổi. Vai trò của bạn là luôn cập nhật thông tin và nắm giữ quyết định về tài sản, cân nhắc các yếu tố như xu hướng thị trường, thay đổi quy định, đánh giá tài sản và việc gia hạn thuê nhà hay bán hàng tiềm năng cũng có thể ảnh hưởng tới lĩnh vực nhà ở xã hội và khía cạnh đầu tư của bạn.

What Credit Score Is Needed To Rent A House? | MoneyLion

Khi bạn ký vào một thỏa thuận thuê nhà ở lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà cung cấp sẽ trở thành người thuê nhà của bạn. Bên có chuyên môn về khía cạnh này thường là các tổ chức phi lợi nhuận, quỹ từ thiện hoặc một công ty tư nhân, sẽ chịu trách nhiệm quản lý và liên lạc với người thuê nhà xã hội.

Là người thuê nhà, họ đóng vai trò là người đại diện của bạn, gánh vác các trách nhiệm liên quan mà bạn thường phải quản lý, đơn giản hóa vai trò của bạn khi là nhà đầu tư. Nhà cung ứng đảm bảo rằng tài sản có thể được duy trì an toàn và tương thích với mọi quy tắc, điều này đặc biệt quan trọng bởi nhà ở xã hội sẽ hỗ trợ một số trong nhóm người khó khăn trong xã hội.

  • Bảo trì và sửa chữa: Từ việc sửa chữa ống nước bị rò rỉ cho tới thay thế hệ thống máy sưởi, nhà cung ứng sẽ là người quan tâm tới việc quản lý và duy trì tài sản, phải đảm bảo được rằng mọi thứ đang vận hành trong điều kiện tốt nhất.
  • Tuân thủ quy định: Họ chịu trách nhiệm cho việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, tiến hành kiểm tra thường xuyên và duy trì các chứng nhận an toàn cần thiết.
  • Hỗ trợ và phúc lợi dành cho người thuê nhà: Nhà cung cấp sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của người thuê nhà, từ việc duy trì chất lượng không gian sống cho tới giải quyết bất kỳ dịch vụ hỗ trợ xã hội nào cần thiết.
  • Quản lý tài chính: Điều này bao gồm việc thu tiền thuê nhà từ bên phát hành, chẳng hạn như hội đồng địa phương hoặc cơ quan chính phủ, quản lý tài chính của tài sản và đảm bảo rằng nguồn thu nhập từ thuê nhà là ổn định và đúng thời hạn.
  • Quản lý ngân sách: Việc giám sát nguồn ngân sách tài sản, bao gồm các chi phí duy trì, cần phải có sự đảm bảo rằng các hoạt động tài chính không vượt quá chi tiêu dự kiến.

 

Sự quản lý hàng ngày về đầu tư nhà ở xã hội

Là một nhà đầu tư, bạn cần quản lý mọi khía cạnh chiến lược rộng hơn, trong khi nhà cung cung ứng mà bạn hợp tác sẽ quản lý các hoạt động thường ngày của tài sản.

 

Sự tuân thủ và đảm bảo chất lượng về nhà ở xã hội

Bên cung ứng nhà ở sẽ duy trì sự tuân thủ với luật và các quy định về nhà đất nhằm để tài sản tuân theo quy tắc về sức khỏe, an toàn và xây dựng. Điều này sẽ bảo vệ người thuê nhà cũng như sự đầu tư của bạn khỏi những dính líu về mặt pháp lý.

Nhà cung ứng kiểm tra chất lượng tài sản thông qua việc kiểm tra thường xuyên và bảo trì đều đặn, đáp ứng với Tiêu chuẩn Nhà ở hay các tiêu chuẩn hiện hành.

 

Kết nối với người thuê nhà

Sự tương tác giữa người cung cấp nhà ở và người thuê nhà là nền tảng để việc vận hành các dự án nhà ở xã hội diễn ra một cách suôn sẻ, trơn tru. Họ sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc quản lý các mối quan hệ, đảm bảo sự hài lòng cho người thuê nhà và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Người cung cấp sẽ là người liên lạc đầu tiên tới người thuê nhà, trực tiếp giải quyết các câu hỏi, khiếu nại hay phản hồi liên quan. Họ cũng sẽ xử lý mọi xung đột hay tranh chấp trong tài sản, đảm bảo rằng mọi vấn đề được giải quyết một cách công bằng và phù hợp với mọi tiêu chuẩn pháp lý.

For Rent by Owner: Should You Rent Out a Property Yourself?

Quan hệ đối tác giữa nhà đầu tư và bên cung cấp nhà ở

Mối quan hệ giữa bạn – nhà đầu tư và nhà cung cấp là mối quan hệ hợp tác dựa trên sự giao tiếp rõ ràng, tôn trọng lẫn nhau và cùng hướng tới mục tiêu chung là lợi nhuận của sự đầu tư.

Việc hướng tới các điều khoản thuê nhà của một thỏa thuận thuê nhà ở xã hội đòi hỏi sự cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng. Hiểu được mọi điều khoản, từ thời gian xem xét thuê đến trách nhiệm bảo trì sẽ bảo vệ lợi ích và lợi nhuận đầu tư của bạn. Điều quan trọng cần nhớ là trong khi các nhà cung cấp nhà ở đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tài sản thì bạn, với vai trò của một nhà đầu tư, là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với tài sản.

Để đảm bảo tính an toàn và khả năng tạo ra lợi nhuận cho đầu tư của bạn, việc hợp tác với một nhà cung cấp đáng tin cậy và giàu kinh nghiệm là vô cùng quan trọng. Thường xuyên xem xét tình trạng của tài sản cũng như hiệu suất làm việc của nhà cung cấp, duy trì các kênh truyền thông mở và trở nên chủ động với kế hoạch chiến lược chính là những hoạt động thực tiễn cần thiết.

Là một nhà đầu tư, bạn nên cập nhật thông tin thường xuyên và các thông tin liên lạc minh bạch từ nhà cung cấp để có thể nắm bắt được tình hình hiện tại của tài sản cũng như sự hài lòng của người thuê nhà. Cùng nhau làm việc để đưa ra những quyết định sáng suốt sẽ mang tới lợi ích cho cả hai bên, trong các vấn đề ảnh hưởng tới giá trị lâu dài và hoạt động của tài sản.

 

Tìm hiểu thêm về Đầu tư nhà ở xã hội tại UK

Chúng tôi biết rằng bạn đang đi tìm sự an toàn về tài chính, và việc tin tưởng vào các chiến lược đầu tư của mình là điều cần thiết khi đưa ra những quyết định quan trọng. Le Kosari International đem đến cho bạn những cơ hội đầu tư rủi ro thấp nhưng mang lại lợi nhuận đầu tư an toàn. Vậy nên bạn có thể an tâm khi biết rằng bạn đang đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh.

Back to list

Bài viết khác